• Trang chủ
  • / Tin tức
  • / Pha Lê Là Gì? Giải Mã Toàn Bộ Về Pha Lê

Pha Lê Là Gì? Giải Mã Toàn Bộ Về Pha Lê

Sản phẩm pha lê sang trọng, trang nhã, được nhiều người yêu thích, là lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế khi mình chất liệu an toàn, thấu quang cao thay thế thủy tinh. Pha lê là gì, đặc điểm của pha lê thế nào, cùng Thủy Tinh Việt An giải mã nhé. […]

Pha lê là gì?

Pha lê được cấu tạo từ Silicat Kali. Khi sản xuất pha lê, nhà sản xuất cho thêm Oxit Bari (BaO) hoặc Oxit Chì (PbO) vào thủy tinh để thủy tinh mềm, dễ cắt hơn. Hàm lượng chì trong pha lê từ 12-33%, lượng chì càng cao thì khả năng tán sắc càng cao.

Đặc điểm của pha lê

Pha lê có một số đặc điểm đặc biệt sau:

+ Pha lê nặng: Pha lê chứa chì nên rất nặng, hơn nhiều so với thủy tinh

+ Chiết quang cao: Ánh sáng chiếu vào pha lê, phản xạ nhiều màu sắc rực rỡ

+ Âm vang: Âm thanh pha lê rất vang khi gõ vào

+ An toàn cho người dùng: Khi vỡ, pha lê không tạo ra các cạnh sắc nhọn

Ý nghĩa pha lê

Pha lê mong manh dễ vỡ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn trong phong thủy, tình yêu và kinh doanh

 

Ý nghĩa của pha lê trong phong thủy

Pha lê là biểu tượng của sự tốt lành, vui vẻ hạnh phúc. Gia chủ có thể treo pha lê ngoài cửa thu hút vận khí và năng lượng dương cho căn phòng. Khi ánh nắng chiếu vào vật phẩm pha lê, ánh sáng tán sắc thành màu sắc cầu vồng rực rỡ.

Pha lê giúp cho chủ nhân nhận được nhiều may mắn, tài lộc, giúp văn phòng làm việc có năng lượng tích cực.

Pha lê có thể tiêu diệt tà khí xấu, hợp người mệnh Thổ. Gia chủ đặt pha lê hướng Tây Nam trong phòng ngủ giúp gia đình hòa thuận, mối quan hệ giữa các thành viên them gắn bó, hạnh phúc.

Màu sắc pha lê trong phong thủy có ý nghĩa

+ Pha lê đen:  Trang trọng, quyền lực, mạnh mẽ, tinh tế, truyền thống. Pha lê giúp trừ tà, đem lại sự may mắn, vui vẻ, xóa tan sự sợ hãi. Pha lê đen tốt trong trị bệnh về máu và đột quỵ.

+ Pha lê vàng: Quyền lực, thực tế và tin tưởng. Pha lê vàng thu hút tài lộc, làm ăn, phát tài, thường được người kinh doanh: siêu thị, nhà hàng, khách sạn trưng bày. Pha lê vàng giúp tâm hồn thanh thản, giải tỏa bế tắc.

+ Pha lê trắng: Biểu tượng cho sắc đẹp, trong trắng, ngây thơ và tình yêu cao thượng, giúp làm dịu căng thẳng

+ Pha lê xanh dương: Biểu tượng cho sự an toàn, trung thành, uy quyền, đĩnh đạc và đáng tin cậy.

+ Pha lê tím: Biểu tượng cho giàu sang, bí ẩn, tinh tế, trẻ trung. Pha lê tím giúp cân bằng cả thể chất, tinh thần, tâm linh, giúp ngăn chặn nhiều bệnh: Mất ngủ, xương khớp, tiêu hóa…

+ Pha lê hồng: Biểu tượng cho sự dịu dàng, ngây thơ, trẻ trung. Pha lê hồng giúp lôi cuốn người khác và khiến người khác thích bạn. Pha lê hồng cũng giúp giảm stress, ngủ ngon, tăng khả năng sáng tạo.

+ Pha lê xanh lá cây: Biểu tượng cho sự khỏe khoắn, lành mạnh, yên tĩnh. Pha lê xanh giúp cân bằng, hài hòa, xoa dịu cơn giận dữ

+ Pha lê đỏ: Biểu tượng của điềm lành, yên vui, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống

Mệnh hợp với màu pha lê nào?

+ Mệnh Kim: Nên sử dụng hạt pha lê màu ánh kim, màu sáng. Mệnh kim kết hợp với màu vàng, nâu, để mang lại niềm vui , may mắn

Tránh các màu đỏ, màu hồng, màu tím

+ Mệnh Thủy: Mệnh thủy hợp với màu xanh biển sẫm, màu đen, kết hợp với các tông màu trắng và ánh

Tránh màu nâu, vàng đất

+ Mệnh Mộc: Hợp với tông đen, như xanh lam, xanh da trời,  đen, xanh nước biển sẫm

Tránh màu trắng, màu ánh kim

+ Mệnh Hỏa: Hợp với tông màu hồng, màu tím, màu đỏ,  kết hợp với màu xanh.

Tránh những màu sắc như: xanh biển, đen

+ Mệnh Thổ: Hợp màu vàng nâu, màu vàng đất, đỏ, tím, hồng

Tránh màu xanh.

Ý nghĩa của pha lê trong tình yêu

Pha lê sang trọng, thuần khiết tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu. Do đó, nhiều cặp tình nhân đã lựa chọn pha lê làm biểu tượng cho tình yêu bền chặt, vĩnh hằng. Pha lê mong manh, dễ vỡ, nên luôn cần được nâng niu, trân trọng. Chuyện tình yêu của lứa đôi cũng vậy.

Ý nghĩa của pha lê trong kinh doanh

Pha lê tượng trưng cho may mắn, sự nghiệp phát triển, thuận buồm xuôi gió. Do đó rất nhiều doanh nhân đã chọn pha lê đặt ở nơi làm việc.

Nguồn gốc pha lê

 

  1. Pha lê tự nhiên

Tinh thể pha lê tự nhiên, được hình thành trong tự nhiên, là thạch anh Silic Dioxit. Màu sắc sáng và trong suốt. Pha lê tự nhiên tinh khiết, khan hiếm và đắt đỏ. Do đó pha lê tự nhiên được dùng làm đồ trang sức.

  1. Pha lê nhân tạo

Pha lê nhân tạo ra đời liên quan mật thiết với thủy tinh

Khoảng 2000 năm trước công nguyên, thủy tinh lần đầu được tạo ra bởi người Ai Cập cổ

Thế kỷ 1 trước công nguyên, kỹ thuật thổi thủy tinh phát triển

Thời đế chế La Mã, thủy tinh phổ biến rộng rãi, chủ yếu là chai, lọ, bình

Khoảng năm 1000 sau công nguyên, thủy tinh sô đa được thay thế bằng thủy tinh làm từ: bồ tạt thu được từ tro gỗ. Đây là đột phá quan trọng trong kỹ thuật thủy tinh Bắc Âu

Thế kỷ 11, phương pháp mới chế tạo thủy tinh tấm nổi bật tại Đức, các quả cầu thổi ra đời, chuyển thủy tinh sang các trụ tạo hình, cắt khi nóng và dát tấm.

Thế kỷ 14, Venido là trung tâm sản xuất thủy tinh. Người ta phát triển công nghệ mới sản xuất thủy tinh và tạo ra các sản phẩm: thức ăn, gương, nhiều đồ xa xỉ khác.

Pha lê nhân tạo được hình thành vào 1676, khi George Ravenscroft thêm chì vào thủy tinh nóng chảy để tạo thành thủy tinh chì, Điều này khiến pha lê trong suốt phát triển mạnh mẽ trên quy mô lớn ở châu Âu vào thế kỷ 17.

Quy trình sản xuất pha lê

Để tạo ra pha lê, nhà sản xuất cho oxit chì vào thủy tinh nóng chảy, khiến chiết suất của thủy tinh cao hơn. Vì vậy, pha lê có độ tán sắc cao hơn thủy tinh thường. Để ra đời sản phẩm pha lê, nghệ nhân đã trải qua công đoạn tỉ mỉ công phu. 

 

1. Chuẩn bị phôi pha lê

Để tạo nên phôi pha lê, nhà sản xuất trộn hạt Silicat Kali và lượng Oxit Chì II hoặc Oxit Bari hàm lượng nhất định

2. Cắt phôi pha lê dạng thô

Nhà sản xuất tạo phôi khuôn. Nếu không sẵn mẫu, thợ xưởng dùng các dụng cụ cắt phôi pha lê theo yêu cầu của khách.

3. Tạo hình pha lê

Thợ mang phôi thô đi mài bóng. Mài xong, pha lê có độ trong suốt và bóng.

4. Khắc chữ và in laser lên pha lê

In, khắc laser lên pha lê theo đúng yêu cầu khách hàng

5. Lắp ghép, hoàn thiện

Lắp ghép pha lê hoàn chỉnh

6. Làm sạch, đóng gói

Làm sạch sản phẩm pha lê và gói trong hộp đựng

Quy trình sản xuất pha lê tỉ mỉ công phu

 

 

Các loại pha lê

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại pha lê khác nhau, được phân thành 4 loại dựa trên thành phần chì của chúng.

Loại 1: Pha lê chứa 5% chì

Loại 2: Pha lê chứa 14% chì

Loại 3: Pha lê chứa 24% chì

Loại 4: Pha lê chứa 31,76% chì. Loại này chứa nhiều chì nhất, cao cấp nhất, thường dùng làm ly, tách, lọ hoa, vật phẩm trang trí. Tuy nhiên, chì ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn không nên dùng loại này để làm trang sức, hoặc dụng cụ nhà bếp.

Ứng dụng của pha lê

Pha lê là vật liệu đặc biệt, tinh hoa của đất, trường tồn với thời gian. Pha lê được các nghệ nhân ưu ái thiết kế ra nhiều mẫu mã trong đời sống. Ứng dụng của pha lê thế nào, cùng Thủy Tinh Việt An giải mã nhé.

Trong trang trí nội thất

Một số loại đèn tạo ra từ pha lê: Đèn thả pha lê, đèn chùm pha lê, đèn quạt trần pha lê, đèn bàn pha lê….Hàm lượng chì trong các sản phẩm này cao trên 30%, bề mặt được mài giũa tỉ mỉ, độ tán sắc cao, ánh sáng xuyên qua khiến sản phẩm trở nên rực rỡ.

 

Trong ngành gia dụng

Một số sản phẩm phụ vụ ẩm thực: bình, bát, đĩa, ly…Sản phẩm này không chứa chì, mà thay thế bằng chất khác an toàn hơn để đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Trong ngành sản xuất đồ lưu niệm

Một số sản phẩm được tạo ra: Cúp, kỷ niệm chương tinh tê và sang trọng. Sản phẩm dành riêng cho các sự kiện vinh danh.

Lưu ý khi mua pha lê

Để mua được sản phẩm pha lê chất lượng, chúng ta cần lựa chọn kỹ khi mua. Pha lê có chất lượng tốt là pha lê có nhiều chi tiết mài sâu, nhiều rãnh, có độ dày. Pha lê nhiều rãnh sâu sẽ có đường sáng lấp lánh dưới ánh sáng.

Đồ làm từ pha lê có trọng lượng nặng hơn món đồ hình dáng cùng loại, làm từ thủy tinh

Đồ làm từ pha lê khi soi dưới đèn, không có vết nứt, tạp chất, màu trong suốt

Đồ làm từ pha lê khi gõ nhẹ lên, âm thanh ngân xa, cao, trong

Phân biệt pha lê và thủy tinh

Làm thế nào để phân biệt thuỷ tinh và pha lê? Cùng Thuỷ Tinh Việt An giải mã nhé

Về trọng lượng, pha lê nặng hơn thủy tinh. Vật làm từ pha lê khi cầm lên sẽ có cảm giác rất chắc tay.

Pha lê trong suốt, màu sắc óng ánh nên khi soi dưới mặt trời hoặc đèn đơn sắc sẽ có ánh sáng chiếu ra từ trong.

Chạm vào pha lê có tiếng ngân dài, vang xa, lanh lảnh, trong và thanh. Khi búng tay vào sản phẩm làm từ pha lê sẽ có âm thanh po …o …o …o …ong, còn đối với thủy tinh sẽ nghe được tiếng pong.

Sản phẩm pha lê trên thị trường hiện nay

Hiện nay có nhiều loại pha lê phổ biến trên thị trường

Pha lê Italia (Pha lê M), được làm từ thủy tinh soda, một mặt cắt phẳng, các mặt khác long, đánh bóng nhiệt.

Pha lê 1a: Mỗi viên pha lê này có 1 điểm độc đáo duy nhất, tạo nên những cỗ đèn chum, phổ biến trên thị trường.

Pha lê Tiệp: Được sản xuất theo phương pháp Bohemia, các cấp chất lượng như pha lê M, 1B, 1A, Swarovski, K9, K5, thủy tinh borosilicate.

Pha lê Brilliant: Được sản xuất tại Thụy Điển năm 1960

Pha lê Asfour (Ai Cập): Pha lê chất lượng cao, trong, đường cắt đẹp, đánh bóng tốt, khúc xạ ánh sáng tốt

Pha lê STRASS, SPECTRA: Pha lê cao cấp nhất trên thị trường.

Cách bảo quản đồ pha lê

Với đồ làm từ pha lê, cần được bảo quản đúng cách để chúng luôn bóng đẹp.

Sau khi sử dụng pha lê một thời gian, bạn dùng khăn bông mềm kết hợp nước rửa bát lau rửa nhẹ nhàng pha lê. Sau đó, tráng pha lê bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm và phơi nơi thoáng mát. Đối với lọ hoa pha lê có rãnh bạn dùng bàn chải mềm chải vết bẩn bên trong.

 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về pha lê, pha lê là gì, đặc điểm, ý nghĩa, ứng dụng của pha lê giúp bạn đọc hiểu tỉ mỉ, chi tiết hơn về pha lê. Bạn đang quan tâm đến thủy tinh, pha lê, doanh nghiệp bạn muốn đặt quà tặng làm từ pha lê, thủy tinh, theo dõi và liên hệ Thủy Tinh Việt An nhé.